Van xả đáy lò hơi là gì?
Thông thường, các loại lưu chất trước khi được đưa vào hệ thống đều đã được trải qua một công đoạn xử lý để loại bỏ tạp chất bẩn dư thừa. Tuy nhiên, điều đó không thể nào mang đến hiệu quả tuyệt đối, những loại cặn bẩn nhỏ vẫn sẽ còn tồn tại và lẫn theo lưu chất vào trong hệ thống.
Sau một thời gian dài sử dụng, các loại tạp chất này sẽ bị lắng đọng, bám vào thành ống, đóng thành lớp cặn dày dưới đáy ống. Điều này vừa làm bẩn hệ thống tạo ra các tình trạng gỉ sét, ảnh hưởng đến chất lượng lưu chất, vừa gây ra những sự cố tắc nghẽn không mong muốn. Để khắc phục hiện tượng này, người ta sẽ lắp đặt một thiết bị được gọi là van xả đáy.
Van xả đáy lò hơi (Blowdown Valve), hay còn được gọi là van xả cặn, van xả đáy lò hơi… thường được lắp đặt ở những vị trí như đáy lò hơi, đáy nồi áp suất, đáy bể chứa… nhằm loại bỏ các tạp chất dư thừa tồn đọng, giúp hệ thống trở nên sạch sẽ, mang đến năng suất làm việc cao và sử dụng được lâu dài.
Ngày nay, van xả đáy thường được thiết kế với đa dạng kích thước từ DN40 – DN150, thích hợp sử dụng trong nhiều quy mô hệ thống. Chất liệu sử dụng chủ yếu là các loại hợp kim có tính bền vững như inox, gang, thép… ứng dụng hiệu quả trong nhiều điều kiện môi trường, chịu được áp lực và ăn mòn.
Van xả đáy lò hơi được vận hành bằng phương thức thủ công là sử dụng tay gạt. Đây là kiểu vận hành đơn giản, không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, giá thành hợp lý và tiết kiệm được nhiều chi phí năng lượng.
Thông số kỹ thuật van xả đáy
- Kích thước: DN40 – DN150
- Chất liệu: Gang
- Kiểu kết nối: Mặt bích
- Tiêu chuẩn kết nối: JIS, DIN, BS
- Kiểu vận hành: Tay gạt
- Lớp sơn lót: Epoxy
- Gioăng: NBR, Teflon
- Áp lực làm việc: PN10, PN16, PN25
- Nhiệt độ làm việc: Tối đa 200 độ C
- Môi trường sử dụng: Chất lỏng, khí nén, hơi nóng
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.